Cách highlight và thói quen học tập hằng ngày
Chia sẻ vai trò của highlight trong việc chọn lọc thông tin và nhật ký học tập hằng ngày
Chào bạn👋
Bài viết này được gửi tới bạn vì bạn đang đăng ký newsletter “Học cùng Long” trên Substack. Đây là newsletter chia sẻ những bài viết long-form của Long đi kèm với những hình vẽ sinh động về kiến thức học cách học và ghi chú. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì về chủ này, đừng ngại nhắn mình qua Facebook. Ngoài ra nếu bạn muốn viết chung với mình về những đề tài này thì đừng ngại để liên lạc nhé😊.
Trước hết, xin chúc mừng cả nhà một năm mới an lành, cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng mình trong thời gian qua. Và sau đây, xin giới thiệu bài viết long-form tuần này.
Vai trò của highlight và cách chọn lọc thông tin khi đọc
Highlight là một hoạt động đơn giản mà bạn làm hằng ngày, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn thì có rất nhiều câu chuyện thú vị đằng sau. Highlight khiến mình nhớ những thông tin mình đánh dấu và bớt để ý những thông tin khác. Và nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn chọn lọc và gạn lọc thông tin giữa hằng hà sa số những mảnh thông tin mà bạn đang đọc. Sau đây là chuỗi 4 bài viết về chủ đề này, click vào nút mầu cam để đến được bài viết chi tiết :).
1.2 Vai trò của highlight trong việc học là gì?
Bắt đầu từ năm 1974, nghiên cứu của Fowler and Barker đã khởi đầu cho một loạt các nghiên cứu cung cấp dẫn chứng về việc highlight giúp tăng khả năng đọc hiểu. Các nhà nghiên cứu đề xuất ra hai cơ chế của highlight hỗ trợ việc học như sau:
Highlight hỗ trợ việc encoding (xử lý thông tin), khi người đọc phải chọn lựa thông tin để đánh dấu. Người đọc chủ động hơn trong việc đọc và suy nghĩ đâu là thông tin quan trọng cần phải lưu ý.
Highlight hỗ trợ việc retrieval (hồi tưởng lại thông tin) khi thông tin được đánh dấu sẽ nổi bật hơn, dễ nhớ hơn so với thông tin không được đánh dấu.
Ngoài ra, highlight cũng giúp giảm thiểu cognitive load (sự quá tải về nhận thức) khi đọc lại bài đọc vì người đọc sẽ tập trung hơn vào những nội dung được đánh dấu thay vì phải đọc lại toàn bộ tài liệu. Đọc bài viết giới đây để tìm hiểu chi tiết cơ chế của highlight.
1.3 Bạn học được gì từ một số chiến thuật highlight không hiệu quả
Đây là một ví dụ về việc highlight không hiệu quả. Khi gặp những văn bản khó (có nhiều thông quan trọng hoặc chưa biết), bạn dễ highlight tất cả thông tin. Cách này cũng có đôi chút tác dụng khi khiến bạn tương tác với văn bản nhiều hơn so với việc đơn thuần chỉ lướt mắt trên con chữ. Tuy nhiên, khi tất cả thông tin đều quan trọng thì bạn sẽ không biết thông tin nào quan trọng nữa. Việc highlight quá nhiều khiến bạn đánh mất chức năng chọn lựa thông tin của highlight.
Xem thêm những lời khuyên để cải thiện việc ghi chú tại:
1.4 Chiến thuật highlight khi đọc
Việc highlight liên quan đến việc chọn lọc thông tin, và sau đây là hai chiến thuật đọc mà mình thường dùng để tương tác với những bài đọc hằng ngày.
1.4.1 Đọc từ tổng quan đến chi tiết
Chiến thuật này sẽ tập trung vào kết cấu của của văn bản và mục đích đọc trước khi đi vào phân tích chi tiết. Bạn sẽ đọc tổng quan (tiêu đề, đề mục và các câu chủ đề của từng đoạn) để có được một bức tranh tổng thể của văn bản. Từ đó, bạn xác định nội dung mà bạn đã biết và đặt câu hỏi để tìm kiếm những nội dung mà bạn chưa biết. Những câu hỏi này sẽ dùng để định hướng việc tìm thông tin. Chiến thuật này dành cho những người phải tìm kiếm những thông tin cụ thể trong những văn bản dài và có sẵn kết cấu. Xem chi tiết tại:'
14.2: Đọc từ chi tiết đến tổng quan
Chiến thuật này tập trung vào việc đọc chi tiết, và gạn lọc thông tin qua mỗi lần làm việc với văn bản. Bạn sẽ đọc đoạn văn từ đầu cuối, highlight những ý mà bạn thấy quan trọng và dần gạn lọc thông tin qua mỗi lần làm việc với văn bản. Việc đọc từ chi tiết đến tổng quan dành cho những văn bản không có một kết cấu cụ thể (như bài văn, hoặc một số bài lý thuyết khoa học), hoặc bất kỳ văn bản nào mà bạn phải đọc hết phần đầu thì mới hiểu phần tiếp theo. Xem chi tiết tại:
Trong thời gian tới, mình cũng sẽ gửi cho các bạn thêm cập nhật về những thực hành, workflow và ứng dụng để hỗ trợ highlight nhé.
Học hằng ngày cùng Long
Học hằng ngày là những bài viết ngắn và ngẫu nhiên mà Long viết về chủ đề học tập. Mình đang thực hành việc học, viết hằng ngày để duy trì thói quen học và tích lũy kiến thức:
31/01: Học cùng nhau để tập trung hơn - chia sẻ cách mà mình tạo ra môi trường học tập khuyến khích sự tập trung.
29/01: Quá trình bồi đắp của dòng sông kiến thức - chia sẻ về việc học không phải là một quá trình tĩnh, mà là sự kiên trì, bồi tụ.
28/01: Ghi nhớ trong thời đại của các phần mềm ghi chú - góc nhìn của mình về lợi thế của việc ghi nhớ so với việc chỉ ghi chép thông tin.
27/01: Không có người nhớ kém, chỉ có người chưa biết cách. - chia sẻ về những cách để ghi nhớ một dãy số dài.
23/01: Sử dụng công cụ để hỗ trợ hay công cụ làm hộ. - chia sẻ vai trò của việc sử dụng công nghệ trong quá trình học.
22/01: Vì sao cần phải học kiến thức nền tảng - Những kiến thức là nền tảng cho việc tư duy, bạn chỉ có thể đánh giá, liên kết, sáng tạo khi bạn có kiến thức về chủ đề mà bạn đang học.
21/01: Vì sao cần phải học tập hằng ngày và tích lũy kiến thức - mỗi ngày bạn học một ít, bạn sẽ tích lũy được lượng kiến thức khổng lồ.
Góc học tập
Chia sẻ những sách và podcast mình học hằng tuần về chủ đề học tập
Education Bookcast: Một podcast mà mỗi tập người host sẽ chia sẻ tóm tắt và bình luận về một cuốn sách liên quan đến chủ để học tập và giáo dục https://educationbookcast.libsyn.com
Scott H. Young là một blogger rất khủng về mảng tự học, anh đã viết quyến sách bestseller có tên là Ultralearning. Ngoài ra khi follow newletter của anh (https://www.scotthyoung.com/blog/newsletter/), bạn còn được nhận 5 cuốn sách miễn phí về chủ đề khoa học của việc học. Mình đã đọc những tài liệu này và thấy đây là những tài liệu hay, dễ hiểu, có dẫn chứng thông qua các nghiên cứu khoa học.
Những điều thú vị
Một số điều thú vị mà mình tìm thấy trên internet
Earth View from Google Earth - nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp của trái đất mỗi khi mở tab mới trên trình duyệt | Download chrome extension: 🔗 Link , xem giới thiệu: 🔗 video
Video giải thích cơ chế hoạt động của các thuật toán tổng hợp hình ảnh như Dall-E và Midjourney: 🔗The REAL fight over AI art by Cleo Abram
Tạm biệt!
Cảm ơn bạn đọc hết một email dài như thế này, nếu có feedback hay câu hỏi gì thì bạn có thể comment trực tiếp dưới đây hoặc nhắn mình qua Facebook nhé. Tuần tới mình sẽ chia sẻ với một đề tài rất thú vị là ghi chú khái niệm (concept note) và cách mà mình thực hành ghi chú để hiểu sâu với những tài liệu mình đọc trên mạng.
Chào thân ái :)
thank you for the wonderful sharing